H.Châu Thành: Lịch Sử Chùa Thiên Phước
Chùa Thiên Phước tọa lạc tại ấp Tân Xuân, xã Tân Hội Đông, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang.
Thông báo
LỊCH SỬ CHÙA PHƯỚC THỚI
Chùa Phước Thới được Hòa thượng Thích Từ Thuận thành lập vào năm 1943. Ngôi chùa tọa lạc tại số 30, tổ 2, khu phố 4 thị trấn Cái Bè, huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang.
Ban đầu chùa chỉ là căn nhà ba gian, vách tường, mái lợp tol đủ để Hòa thượng Thích Từ Thuận tịnh tu. Đến năm 1963 thì Hòa thượng viên tịch. Sau khi Hòa thượng viên tịch, ông Lê Văn Trân pháp danh Thiện Chơn cùng bổn đạo Phật tử trông coi chùa khoảng 40 năm.
Đến năm 2008, Phật tử Thiện Chơn cùng bổn đạo chùa Phước Thới đã làm đơn thỉnh nguyện lên Ban Trị sự GHPGVN các cấp và được BTS GHPGVN tỉnh Tiền Giang bổ nhiệm Đại đức Thích Huệ Chơn về trụ trì chăm lo Tam Bảo và hướng dẫn Phật tử tu tập cho đến ngày nay.
Khi Hòa thượng Thích Từ Thuận trụ trì và thời gian quý Phật tử trông coi chùa cũng đã có trùng tu lại ngôi Chánh điện, xây dựng thêm Giảng đường và nhiều hạn mục khác để đáp ứng nhu cầu sinh hoạt tu học của Phật tử, nhưng phần lớn đều được làm chấp vá và đã xuống cấp. Vì vậy, từ khi tiếp nhận ngôi chùa Đại đức Thích Huệ Chơn đã từng bước tiến hành trùng tu, xây dựng lại cho khang trang hơn.
Bắt đầu là san lắp mặt bằng, xây nhà bếp, cổng tam quan và tường rào quanh chùa. Đến ngày 2/9/2009 động thổ đại trùng tu ngôi Chánh điện với kết cấu một tầng trệt và một tầng lầu. Chiều ngang 14m, chiều dài 24m.
Ngôi Chánh điện ban giữa trên cao thờ Đức Phật Thích Ca Mâu Ni, Bồ tát Văn Thù và Bồ tát Phổ Hiền. Bệ phía trước là ban thờ chư Phật Dược Sư. Hai bên tả hữu là ban thờ Bồ tát Quán Thế Âm và Bồ tát Địa Tạng. Phía trước Chánh điện là bức Đại tự “Phật Quang Phổ Chiếu” và khoảng trống rất thông thoáng, tiện nghi cho Phật tử về tham dự tụng kinh, lễ sám.
Tầng trệt là Tổ đường, thờ Tôn tượng Đạt Ma Tổ sư làm bằng gỗ quý và Long vị, di ảnh Hòa thượng khai sơn. Phía trước Tổ đường tôn trí hai pho tượng Hộ Pháp Vi Đà và Tiêu Diện Đại Sĩ cao 5m rất uy nghi.
Năm 2011 Đại đức trụ trì tiếp tục cho xây dựng tòa nhà Tăng xá và Trai đường cũng với kết cấu một trệt, một lầu; rộng 22m, dài 26m. Công trình này hoàn thành góp phần tiện nghi để phục vụ cho các khóa tu học của các em Thanh Thiếu niên và Phật tử.
Tiếp theo các năm sau, Đại đức Thích Huệ Chơn đã tiến hành tôn tạo lại khuôn viên phía trước chùa: xây dựng Đài thờ Bồ tát Quán Âm Thiên Thủ; dựng Tôn tượng Đức Phật A Di Đà cao 6m, được làm bằng chất liệu đá Non Nước; an vị Tôn tượng Bồ tát Di Lặc; đặt 03 tảng đá lớn khắc bài Kinh Bát Nhã, Chú Đại Bi và bài kệ Cư Trần Lạc Đạo của đức Phật hoàng Trần Nhân Tông, để cho Phật tử dễ dàng chiêm bái, đọc tụng mỗi khi có dịp ghé lại viếng Chùa.
Năm 2017, Đại đức trụ trì khởi công xây dựng đại tượng Bồ tát Quán Thế Âm lộ thiên cao 24 m (tính luôn cả bệ). Phần bệ tượng được tận dụng làm Giảng đường với diện tích 560m2, rất thoáng mát để Phật tử về chùa thính pháp và học tập giáo lý. Hiện tại công trình Đại tượng Bồ tát Quán Thế Âm đang đi vào giai đoạn hoàn thiện.
Với cương vị là Phó ban Hướng dẫn Phật tử tỉnh Tiền Giang, Phó BTS kiêm Trưởng ban Hoằng pháp GHPGVN huyện Cái Bè, Đại đức Thích Huệ Chơn đã luôn cố gắng hoàn thành trách nhiệm mà chư Tôn đức đại Tăng giao phó. Năm 2014 Đại đức đã kết hợp với BTS Phật giáo huyện Cái Bè mở Lớp Giáo lý dành cho Phật tử, chư Tôn đức trong Ban Hoằng pháp huyện làm Giáo thọ hướng dẫn cho Phật tử học và hiểu đúng lời Phật dạy theo chương trình Phật học Phổ thông.
Từ năm 2015 đến nay, hàng năm Đại đức Thích Huệ Chơn đều kết hợp với Ban Hướng dẫn Phật tử tỉnh Tiền Giang và BTS Phật giáo huyện Cái Bè mở Khóa tu Mùa hè cho các em Thanh Thiếu niên về chùa tham gia tu học Phật pháp, số lượng các em đăng ký tham dự ngày càng tăng, năm 2019 có hơn 500 em tham dự.
Đại đức Thích Huệ Chơn còn mở Câu lạc bộ Thanh Thiếu niên Phật tử để tạo sân chơi bổ ích làm phương tiện cho các em tiếp cận nhiều hơn với Phật pháp. Ngoài việc học tập giáo lý, các em trong Câu lạc bộ còn tham gia phục vụ các Khóa tu Mùa hè, phụ giúp các lễ hội lớn tại các tự viện trong và ngoài tỉnh.
Như vậy, hơn 80 năm hình thành và phát triển, chùa Phước Thới ngày nay đã trở thành nơi trở về thân thương không những của nhiều Phật tử mà còn là điểm hẹn thân quen của các em Thanh thiều niên tại địa phương muốn tìm hiểu và tham gia tu học Phật pháp. Thật đúng như lời bài hát:
“Chùa tôi vang tiếng chuông, chiều buông theo khói sương, trầm hương nương gió đưa hương thơm tỏa ngát.
Chùa tôi trong nắng mai, màu lam bay thướt tha, gặp nhau chắp tay A Di Đà Phật”. Sau đây là một số ảnh tư liệu:
Ban Biên Tập Lịch Sử Tự Viện Tỉnh Tiền Giang
Chùa Thiên Phước tọa lạc tại ấp Tân Xuân, xã Tân Hội Đông, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang.
Chùa Thiên Long tọa lạc tại ấp Tân Thuận, xã Tân Hội Đông, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang; hiện nay do Đại đức Thích Quảng Lực đương nhiệm trụ trì.
Chùa Đông Phương tọa lạc tại 317, Quốc lộ 1A, khu phố 4, phường 5, thị xã Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang; hiện nay do Hòa thượng Thích Bửu Chánh đảm nhiệm trụ trì.
Chùa Long Thanh tọa lạc tại ấp 7, xã Tân Bình, thị xã Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang; hiện nay do Sư cô Thích Nữ Nguyên Trọng đương nhiệm trụ trì.
Tịnh thất Hạnh Nhơn tọa lạc tại ấp 3, xã Tân Bình, thị xã Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang; hiện nay do Sư cô Thích Nữ Nhuận Lộc trụ trì.