Chùa Thiên Phước tọa lạc tại ấp Tân Xuân, xã Tân Hội Đông, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang.
Ngôi chùa Thiên Phước được Hòa thượng
Thích Hồng Nghiêm hiệu Trừng Trang, thế danh Nguyễn Văn Tú, thành lập vào năm
1960 trên phần đất tạo mãi 6.000m2. Bấy giờ ngôi chùa được làm bằng
gỗ, mái lợp ngói âm dương.
Hòa thượng Thích Hồng Nghiêm hành đạo
tại đây đến năm 1979 thì viên tịch. Nhục thân của Hòa thượng được mô đồ đệ tử
tôn trí tại khuôn viêc chùa.
Sau khi Hòa thượng Thích Hồng Nghiêm
viên tịch, đệ tử của ngài là Thượng tọa Thích Thiện Thông kế vị trụ trì.
Thượng tọa Thích Thiện Thông thế danh
Nguyễn Công Định, sinh năm Đinh Dậu (1957) tại
xã Tân Hội Đông, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang. Cầu thế phát xuất
gia tu học với Hòa thượng Thích Hồng Nghiêm, thuộc dòng thiền Tế thượng Chánh
tông đời thứ 42 tại chùa Thiên Phước vào năm 1975. Ngài được Hòa thượng Bổn
sư đặt pháp danh là Thiện Thông, Pháp
húy Tâm Định.
Sau những tháng ngày cần tu, hiếu học,
kinh kệ tinh chuyên Ngài được thầy tế độ cho cầu thọ Sa Di giới. Rồi đến năm
1978 được thầy Bổn sư cho cầu thọ Cụ túc giới tại chùa Phổ Quang, TP.Hồ Chí
Minh.
Năm 1979, sau khi Hòa thượng Bổn sư
viên tịch, Ngài trở về kế thừa sự nghiệp của Thầy tổ, trụ trì và chăm lo Tam
bảo chùa Thiên Phước, tích cực hướng dẫn Phật tử tu học
Do ảnh hưởng của những năm chiến
tranh nên chùa Thiên Phước cũng bị xuống cấp trầm trọng. Khi tiếp nhận trụ trì,
Thượng tọa Thích Thiện Thông đã cho trùng tu lại vào năm 1989.
Năm 1992, nhà nước cho đào con kênh
phía trước ngôi chùa để lấy nước tưới tiêu và phục vụ sinh hoạt cho người dân
ấp Tân Xuân, vì vậy Thượng tọa Thích Thiện Thông đã cho dời ngôi chùa lùi vào
bên trong giữa đất. Ngôi chùa lúc này được xây dựng lại bằng chất liệu bê tông
cốt thép kiên cố, mái lợp tol, vách tường, nền lát gạch bông. Do sự việc này nên hiện tại đất chùa chỉ còn lại hơn 2.000m2.
Thượng tọa Thích Thiện Thông cũng bắt
đầu tiếp Tăng độ chúng, xây dựng đạo tràng tu học cho Phật tử và tích cực tham
gia vào công tác của Giáo hội.
Thượng tọa được mời làm Chánh Thư ký
Ban Đại diện (nay là Ban Trị sự) Phật giáo huyện Châu Thành nhiệm kỳ V (từ năm
1994 đến năm 1998); và giữ chức vụ Phó trưởng Ban Trị sự Phật giáo huyện nhiệm
kỳ VI (từ năm 1990 đến năm 2002).
Ngài cũng được mời tham gia ứng cử
Đại biểu Hội đồng Nhân dân xã Tân Hội Đông từ 1998 cho đến khi viên tịch vào
ngày 19/5/2024 (Nhằm ngày 12 tháng 4 năm Giáp
Thìn). Trụ thế 68 năm, trải qua 47 mùa an cư kiết hạ.
Với công đức tu tập và những đóng góp
cho Giáo hội, năm 2017 Ngài được Giáo hội tấn phong Ngài lên hàng Giáo phẩm
Thượng tọa. Và trước khi thị tịch, được sư cho phép của chư Tôn đức cung thỉnh
Ngài lên hàng Giáo phẩm Hòa thượng theo như quy định của Hiến chương GHPGVN.
Từ khi Hòa thượng Thích Thiện Thông
viên tịch đến nay đạo tràng chùa Thiên Phước được chư Tăng tại bổn tự gìn giữ.
Môn đồ đệ tử của Hòa thượng cũng đã xây dựng Bảo tháp thờ phụng tro cốt của
Ngài tại khuôn viên chùa. Đồng thời vào tháng 8 năm 2024, Tăng chúng tại chùa
cũng cho trùng tu lại ngôi Chánh điện đang hồi xuống cấp: Lợp lại mái tol, mở thông
phần vách tường, lát lại nền gạch tàu và thỉnh Tôn tượng Đức Phật Thích Ca tôn
trí tại ngôi Bảo điện.
Trải qua hơn 60 năm hình thành và
phát triển, chùa Thiên Phước ngày nay đã hòa quyện cùng với văn hóa người dân
vùng đất Tân Xuân, trở thành chổ dựa tâm linh của đồng bào bản xứ, góp phần tô
đẹp cho quê hương trên bước đường đổi mới và phát triển với thời đại.
Chùa Thanh Quang tọa lạc tại số 806 đường Đinh Bộ Lĩnh, phường 9, thành phố Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang. Đây là một ngôi chùa mang đậm dấu ấn lịch sử văn hóa của địa phương, hiện nay do Đại đức Thích Thiện Pháp đương nhiệm trụ trì.
Chùa Nhơn Phước tọa lạc tại ấp 1, xã Tam Hiệp, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang; hiện nay là trụ sở Văn phòng làm việc của Ban Trị sự GHPGVN huyện Châu Thành.
Chùa Phước Lâm tọa lạc tại ấp Thân Đạo, xã Thân Cữu Nghĩa, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang; hiện nay do Thượng tọa Thích Trung Chánh đương nhiệm trụ trì. Ngôi chùa này được Ủy ban Nhân dân tỉnh Tiền Giang xếp hạng Di tích lịch sử cấp tỉnh, thành phố vào năm 2000.