TP.Mỹ Tho: Lịch Sử Chùa Thiên Phước

Phật giáo Tiền Giang - 22/08/2020

LỊCH SỬ CHÙA THIÊN PHƯỚC

v6_3

Năm 1812, ông bà Lê Văn Học là người địa phương đã phát tâm hiến cúng gần 2 mẫu đất để xây dựng chùa Thiên Phước tọa lạc trên đường Gò Cát, thuộc ấp Mỹ An, xã Mỹ Phong, thành phố Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang.

v12_1

Cho đến nay, chùa Thiên Phước đã trải qua 8 đời trụ trì như: Hòa thượng Thích Như Khánh, Hòa thượng Thích Trí Châu, Hòa thượng Trí Lượng, … nhưng không còn lưu giữ được nhiều tư liệu của các bậc tiền nhân.
Năm 1970, Hòa thượng Thích Trí Lương viên tịch, ngôi Chùa được giao lại cho ba vị Ni trưởng đó là: Ni trưởng Thích Nữ Như Thiệt (Trụ trì), Ni trưởng Thích Nữ Như Trí và Ni trưởng Thích Nữ Như Hương cùng chăm lo ngôi Tam Bảo.

v17

Ni trưởng Thích Nữ Như Thiệt là một bậc chân tu, giản dị. Ngoài việc chăm lo ngôi Tam Bảo, nuôi dạy đồ chúng tu học đúng quy củ, Ni trưởng còn tích cực tham gia các công tác của Giáo hội. Ni trưởng từng giữ chức vụ: Trưởng ban Kinh tế Tài chánh Ban Trị sự Phật giáo tỉnh Tiền Giang; Giám luật Ni trường Trung cấp Phật học tỉnh Khóa I và II (1990-2000). Thời gian Ni trưởng trụ trì, chùa Thiên Phước cũng được chư Tôn đức lãnh đạo Giáo hội dùng làm Trường hạ và mở Giới đàn truyền trao giới pháp cho chư Ni trong tỉnh nương theo tu học.
Đến năm 1997, hóa duyên ký tất, Ni trưởng Thích Nữ Như Thiệt viên tịch và đã giao quyền Trụ trì chùa Thiên Phước lại cho đệ tử lớn là Ni sư Thích Nữ Diệu Quang đảm trách.
Từ khi thành lập đến nay, theo thời gian, chùa Thiên Phước đã được chư Hòa thượng tiền bối trùng tu nhiều lần. Năm 1962, Hòa thượng Thích Như Lượng đã xây dựng lại ngôi Chánh điện theo kiến trúc Tứ trụ. Đến giai đoạn ba vị Ni trưởng cũng đã nhiều lần tu bổ, xây thêm các công trình phụ để phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt của Ni chúng và tín đồ Phật tử.

v3_5

Năm 2007, nhận thấy ngôi Chánh điện lâu ngày đã bị xuống cấp, không đảm bảo cho việc tu học của tứ chúng nên Ni sư Thích Nữ Diệu Quang đã cho đại trùng tu rộng rãi hơn bằng chất liệu bê tông cốt sắt. Chiều ngang rộng 15m; chiều dài 24m rất thoáng mát và xinh đẹp. Phần mái chùa được đúc và dán ngói lưu ly màu xanh, hoa văn đao mái hình sen lá nâng bánh xe Pháp luân. Các khung cửa đi và cửa sổ đều được làm bằng gỗ quý, nền lát gạch men hiện đại, các đầu cột đều có đắp hoa sen.

v7_3

Ngôi Chánh điện thờ Tôn tượng Đức Phật A Di Đà cao 03m, hai bên tả hữu là phù điêu Bồ tát Quán Thế Âm và Đại Thế Chí. Các bức tường trên cao cũng được trang trí phù điêu Cữu phẩm Liên hoa. Phía trước cữa ra vào là ban thờ Hộ Pháp Vi Đà và Tiêu Diện Đại Sĩ. Phía sau Chánh điện là Tổ đường thờ bức phù điêu Tổ sư Đạt Ma, di ảnh và long vị chư Hòa thượng trụ trì tiền nhiệm. 
Năm 2019, hội đủ duyên lành, Ni sư Trụ trì tiếp tục xây dựng thêm ngôi Hậu Tổ để thờ Đức Thánh tổ Ni - Đại Ái Đạo và ba vị Ni trưởng tiền nhiệm; đồng thời lấy không gian của gian nhà làm Trai đường trang nghiêm trong những ngày lễ lớn tại Chùa. 

k18

Ni sư Diệu Quang cũng tiến hành xây dựng Cổng Tam quan, kiến tạo Đại tượng Phật Di Lặc, Bồ tát Quán Thế Âm lộ thiên, xây dựng Giảng đường, nhà chúng, nhà bếp và các công trình phụ khác đủ để phục vụ cho các lễ hội lớn của Phật giáo, đúng với tâm nguyện của Thầy Tổ xưa kia đã dạy.
Với hạnh tu chân thật, bình dị, khiêm cung và hòa ái, Ni sư Thích Nữ Diệu Quang đã độ được rất nhiều Phật tử và để tử xuất gia, y chỉ nương theo tu học. Ngoài việc trùng tu, xây dựng cơ sở vật chất, Ni sư Trụ trì còn mở Lớp học Giáo lý cho Phật tử theo học hàng tuần; mở Khóa tu Niệm Phật mỗi ngày 2 tiếng và mở Khóa tu Mùa hè cho các em Thanh thiếu niên về chùa tu học từ nhiều năm qua.

v20

Là một thành viên trung kiên của Phật giáo, Ni sư Thích Nữ Diệu Quang luôn tuân thủ mọi đường hướng của Giáo hội, tham gia vào các hoạt động Phật sự chung của Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Tiền Giang và thành phố Mỹ Tho giao phó. Hiện tại, với cương vị Trưởng ban Từ thiện Xã hội Phật giáo TP.Mỹ Tho, Ni sư Thích Nữ Diệu Quang thường xuyên hướng dẫn Phật tử tổ chức phóng sanh, tặng quà người nghèo, xây nhà tình thương và tích cực tham gia các công tác an sinh xã hội khác, góp phần đem đạo vào đời, làm lợi lạc nhân sinh.
Như vậy, trãi qua hơn 200 năm hình thành và phát triển, với bao công sức của chư Tăng Ni và sự phát tâm cúng dường của hàng Phật tử, ngôi chùa Thiên Phước giờ đây thật khang trang, xinh đẹp như một đóa hoa đầy hương sắc, lung linh giữa lòng thành phố Mỹ Tho tươi đẹp.

Sau đây là một số ảnh tư liệu:

v2_4v4_2v5_3v8_1v11_1v9_1v10_1v14_1v13_1v15_1v16v18v1_5

 

Ban Biên Tập Lịch Sử Tự Viện Tỉnh Tiền Giang

H.Châu Thành: Lịch Sử Chùa Thiên Long

H.Châu Thành: Lịch Sử Chùa Thiên Long

 -  Thứ 5- 28/11/2024 20:59

Chùa Thiên Long tọa lạc tại ấp Tân Thuận, xã Tân Hội Đông, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang; hiện nay do Đại đức Thích Quảng Lực đương nhiệm trụ trì.

TX.Cai Lậy: Lịch Sử Chùa Đông Phương

TX.Cai Lậy: Lịch Sử Chùa Đông Phương

 -  Thứ 2- 11/11/2024 17:50

Chùa Đông Phương tọa lạc tại 317, Quốc lộ 1A, khu phố 4, phường 5, thị xã Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang; hiện nay do Hòa thượng Thích Bửu Chánh đảm nhiệm trụ trì.

TX.Cai Lậy: Lịch Sử Chùa Long Thanh

TX.Cai Lậy: Lịch Sử Chùa Long Thanh

 -  Thứ 2- 11/11/2024 17:39

Chùa Long Thanh tọa lạc tại ấp 7, xã Tân Bình, thị xã Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang; hiện nay do Sư cô Thích Nữ Nguyên Trọng đương nhiệm trụ trì.

TX.Cai Lậy: Lịch Sử Tịnh Thất Hạnh Nhơn

TX.Cai Lậy: Lịch Sử Tịnh Thất Hạnh Nhơn

 -  Thứ 2- 11/11/2024 17:12

Tịnh thất Hạnh Nhơn tọa lạc tại ấp 3, xã Tân Bình, thị xã Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang; hiện nay do Sư cô Thích Nữ Nhuận Lộc trụ trì.

TX.Cai Lậy: Lịch Sử Chùa Huỳnh Long (Cây Trí)

TX.Cai Lậy: Lịch Sử Chùa Huỳnh Long (Cây Trí)

 -  Thứ 2- 11/11/2024 09:30

Chùa Huỳnh Long (Cây Trí) tọa lạc tại ấp 5, xã Tân Bình, thị xá Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang; hiện nay do Sư cô Thích Nữ Như Huê đương nhiệm trụ trì.