H.Châu Thành: Lịch Sử Phước Long Cổ Tự (xã Phú Phong)
Ban Biên Tập -
04/03/2025
Phước Long Cổ Tự tọa lạc tại ấp Phú Hòa, xã Phú Phong, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang; hiện nay do Thầy Thích Giác Lai đương nhiệm trụ trì.
Ngôi
cổ tự này có mặt trên vùng đất Phú Phong từ rất sớm (khoản năm 1810), thế nhưng
những tư liệu ban đầu khi mới thành lập Chùa hiện không còn.
Căn
cứ các tự liệu như Long vị thờ tại Tổ đường và các Bảo tháp tại chùa cho biết
Phước Long Cổ Tự đã trải qua các đời trụ trì như sau:
-
Hòa thượng húy Nguyên Lễ (Ngài tục họ Lê).
-
Hòa thượng Thích Quảng Hội (Ngài tục họ Huỳnh).
-
Hòa thượng Thích Thục Thanh húy Như Bửu (Ngài tục họ Nguyễn, sinh năm 1870, mất
năm 1949, trụ thế 79 năm).
-
Hòa thượng Thích Chí Tịnh, tự Bổn Lạc húy Hồng Căn (Ngài tục họ Nguyễn).
Trong
thời kỳ chiến tranh, chùa Phước Long bị tàn phá hư hoại nặng đến ba lần. Lần
thứ nhất là vào năm 1945 đến 1946 bị bom đạn của giặc Pháp làm xập đổ hoàn
toàn; sau đó Hòa thượng Như Bửu mới dựng lại bằng cây lá đơn sơ để tiếp tục tu
tập.
Đến
năm 1955 Hòa thượng Thích Chí Tịnh ở Bến Tre phát tâm về trùng tu lại Chánh
Điện chùa Phước Long và cho quay mặt Chùa về hướng Nam (phía Rạch Tràm).
Lần
thứ 2, vào năm 1964 - 1965 chùa Phước Long bị bom đạn của giặc Mỹ tàn phá. Bấy
giờ Hòa thượng Thích Chí Tịnh tiếp tục dựng lại Chùa bằng cây lá đơn sơ để có
nơi thờ tự và Phật tử cúng bái.
Lần
thứ 3, năm 1971 – 1972 chùa Phước Long lại bị hư hoại do bom đạn của Mỹ. Vì
thấy nơi đây là vùng giáp ranh của hai chiến tuyến nên Hòa thượng Thích Chí
Tịnh cùng hai đệ tử là Thầy Giác Lai và Thầy Giác Châu đến hỏi đất của ông Chín
Sanh ở sông Cái (sông Cửu Long), cách chùa khoản 5km, cất tạm cái am bằng tre lá
và đem các tôn tượng Phật cùng những pháp khí còn sót lại của chùa Phước Long
lưu giữ tại đây. Về sau có người gọi cái am nhỏ này là “Chùa Ông Chín Sanh”. Quý
Thầy cũng lần lượt tản cư về thành phố Mỹ Tho để tiếp tục tu tập.
Sau
khi hòa bình lập lại (năm 1975), đến năm 1976 Thầy Giác Lai mới từ chùa Chơn
Minh (TP.Mỹ Tho) trở về vận động một số Phật tử dựng lại ngôi Chùa bằng cây lá
đơn sơ tại nền chùa cũ. Thầy cũng đến thỉnh Phật trở về thờ cúng, tu tập và
từng bước trùng hưng ngôi Cổ tự.
Năm
1980, được sự hỗ trợ về các thủ tục hành chánh của Hòa thượng Thích Huệ Thông;
Thầy Thích Giác Lai tiến hành khởi công xây dựng lại ngôi Chánh điện chùa Phước
Long bằng chất liệu bê tông cốt thép, mái lợp ngói tây, vách tường, cửa sắt,
nền lát gạch men. Bấy giờ Chùa được cất quay mặt về hướng Tây Nam như hiện nay.
Năm
2003 Thầy Thích Giác Lai tiếp tục san lấp mặt bằng, kiến tạo lại khuôn viên
Chùa, xây cổng Tam quan và một số Phật cảnh để làm nơi chiêm ngưỡng cho hàng
Phật tử.
Trải
qua bao biến cố thăng trầm của lịch sử, ngôi chùa Phước Long ngày nay tiếp tục
vươn lên theo thời đại, làm chỗ dựa tâm linh vững chắc cho đồng bào Phật tử tại
địa phương.
Chùa Thanh Quang tọa lạc tại số 806 đường Đinh Bộ Lĩnh, phường 9, thành phố Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang. Đây là một ngôi chùa mang đậm dấu ấn lịch sử văn hóa của địa phương, hiện nay do Đại đức Thích Thiện Pháp đương nhiệm trụ trì.
Chùa Nhơn Phước tọa lạc tại ấp 1, xã Tam Hiệp, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang; hiện nay là trụ sở Văn phòng làm việc của Ban Trị sự GHPGVN huyện Châu Thành.
Chùa Phước Lâm tọa lạc tại ấp Thân Đạo, xã Thân Cữu Nghĩa, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang; hiện nay do Thượng tọa Thích Trung Chánh đương nhiệm trụ trì. Ngôi chùa này được Ủy ban Nhân dân tỉnh Tiền Giang xếp hạng Di tích lịch sử cấp tỉnh, thành phố vào năm 2000.