Tiền Giang: Buổi chia sẻ chuyên đề “An ninh mạng” tại khóa tu Kiết Đông lần 2
Như Tùng - Trung Thượng -
05/12/2024
PGTG - Nhận lời mời của Ban Tổ chức khóa huân tu Kiết Đông lần 2, chiều ngày 5/12/2024, Thượng tá Nguyễn Văn Ngẫu – Phó trưởng Phòng An ninh mạng và phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao, Công an tỉnh Tiền Giang đã đến chùa Vĩnh Tràng để thuyết trình đề tài “An ninh mạng” đến với chư Tăng Ni hành giả tham dự khóa tu.
Nhằm giúp cho chư
Tăng Ni hiểu biết hơn về những thuận
lợi và nguy cơ khi tham gia không gian mạng
trong thời đại kỷ nguyên số, Ban Tổ chức khóa Huân tu đã dành thời gian một buổi
làm việc để mời đại diện Phòng An ninh mạng và phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao, Công
an tỉnh Tiền Giang chia sẻ về kiến thức thuộc
lĩnh vực này.
Tại buổi chia sẻ, Thượng tá Nguyễn Văn Ngẫu dành thời gian thông tin tổng quát về
không gian mạng ngày nay, những thuận lợi và thách thức.
Bảo đảm không gian
mạng là điều kiện hàng đầu của các quốc gia ngày nay. Ở mỗi quốc gia có các cấp độ
về bảo vệ an ninh mạng khác nhau.
Khái niệm “chiến
tranh mạng” bắt đầu được quan tâm ở hầu hết các quốc gia trên
thế giới. Trong thời đại kỷ nguyên số, chiến
tranh mạng gây thiệt hại rất lớn. Mục tiêu tấn công của chiến tranh mạng là các cơ sở hạ tầng
thông tin (quân sự, tài chính, ngân hàng, mạng máy tính quốc gia,...).
Virus máy tính có
thể làm cho hệ thống vũ khí của đối phương bị mất điều khiển, và cũng có thể
phá hoại cơ sở hạ tầng kinh tế của quốc gia, làm cho nền kinh tế rối loạn, hay
làm tắc nghẽn mạng thông tin. Hacker được đánh giá là thành phần cốt lõi cũng như là nguy hiểm
nhất trong chiến tranh mạng. Hacker tập trung vào việc đánh cắp các bí mật quân
sự; sử dụng virus tấn công các hệ thống máy tính làm cho hệ thống này bị tê
liệt không thể đưa ra các quyết định đúng.
Các hình thức
của chiến tranh mạng gồm có:
·
Chiến tranh trong chỉ huy và điều khiển (command and control
warfare C2W);
·
Chiến tranh tình báo (information-based warfare - IBW);
·
Chiến tranh điện tử (electronic warfare - EW);
·
Chiến tranh tâm lý (psychological warfare - PSYW);
·
Chiến tranh tin tặc hacker (hacker warfare);
·
Chiến tranh thông tin kinh tế (economic information warfare -
EIW);
·
Chiến tranh điều khiển học (cyberwarfare).
Hiện nay Việt Nam
là nước đứng đầu thế giới về nguy cơ bị tấn công mạng; đứng thứ 3 về số lượng người dùng; đứng thứ tư về nguy cơ nhiểm mã độc, mã hóa dữ liệu.
Thượng tá Nguyễn Văn
Ngẫu cũng trình bày một số cách thức để phòng ngừa bị tấn công an ninh mạng. Biện
pháp khắc phục khi bị tấn công an ninh mạng.
Khuyến nghị đối với cá nhân thực hiện 5 luôn:
- Luôn thẩm định an ninh mạng;
- Đánh giá điều kiện an ninh mạng;
- Kiểm tra, giám sát an ninh mạng;
- Ứng phó, khắc phục sự cố an ninh mạng;
- Sử dụng mật mã để bảo vệ thông tin
mạng;
Đồng thời phải thực hiện 5 không:
- Không
sử dụng mật khẩu yếu và dùng chung mật khẩu cho nhiều tài khoản. ...
- Không
nhấp vào liên kết hoặc mở tệp đính kèm từ email hoặc tin nhắn lạ ...
- Không
cập nhật phần mềm và hệ điều hành. ...
- Không
chia sẻ quá nhiều thông tin cá nhân trên mạng xã hội. ...
- Sử
dụng Wi-Fi công cộng không an toàn.
Cùng với Thượng
tá Nguyễn Văn Ngẫu, Thiếu tá Nguyễn
Đình Sĩ cũng chia sẻ với
chư tôn đức một số hình thức lừa
đảo trực tuyến như:
sử dụng số điện thoại
giả mạo, đe dọa và áp lực tâm lý, yêu
cầu chuyển tiền hoặc thông tin cá nhân,
tạo áp lực thời gian, chiếm
đoạt tài khoản mạng xã hội,
kiểm soát chiếm đoạt
tiền trong ví điện tử, kiểm
soát tài khoản ngân hàng liên kết với ví điện tử, yêu cầu tạm ứng tiền, yêu cầu thông tin tài khoản cá nhân, trang thanh toán đơn hàng không an toàn, quảng cáo công việc quá hấp dẫn và dễ
dàng, thiếu thông tin công
ty hoặc không có thông tin liên hệ, thiếu
hợp đồng hoặc thoả thuận rõ ràng,
tăng 64,78% so với
cùng kỳ, diễn biến ngày càng phức tạp, tinh vi, thiệt hại lớn.
Để nhận diện lừa đảo
trực tuyến thường thì họ đánh vào lòng tham của nhiều người, muốn kiếm tiền
nhanh, với lãi suất cao trao
đổi thông tin qua mạng xã hội: Zalo, telegram, mess… yêu cầu chuyển tiền, cung cấp thông tin
cá nhân, OTP...
Cách phòng ngừa các
lừa đảo trực tuyến như:
hạn chế chia sẻ thông
tin cá nhân của mình trên mạng,
sử dụng mật khẩu an
toàn để bảo vệ tài khoản của mình trên mạng, dựa
vào đâu để khẳng định người đang trò chuyện với bạn không phải là một kẻ lừa đảo?.
PGTG - Nhận lời mời của Ban Tổ chức khóa huân tu Kiết Đông lần 2, chiều ngày 6/12/2024, bà Bùi Thị Mai – Trưởng ban Tôn giáo Sở Nội vụ tỉnh Tiền Giang đã đến chùa Vĩnh Tràng để thuyết trình chuyên đề về “Luật Tín ngưỡng Tôn giáo” đến với chư Tăng Ni hành giả tham dự khóa tu.
Duy thức dạy ta tu tập sau khi hiểu rõ thật tướng các pháp, hiểu rõ tâm mà áp dụng Tứ chánh cần quán chiếu thiền định cũng như Tánh Không. Kết hợp Nguyên thủy Trung quán Duy thức thiền định duyên khởi vô ngã vô pháp.
Đạo Phật với hai luận: trung quán và duy thức. Trung quán có trước duy thức gần 100 năm. Hai luận cứ này chống đối nhau từ khởi đầu, về sau hội nhập với nhau tạo ra câu: chân không diệu hữu tức là chân không là tánh không là tự tánh không còn diệu hữu là Duy thức học là Tha tánh không.
Từ ngàn xưa, hiếu đạo đã trở thành chuẩn mực đạo đức tốt đẹp của người Việt được thể hiện qua phép tắc, hành vi ứng xử của con cái đối với ông bà, cha mẹ, tổ tiên. Truyền thống đó được tôn vinh mỗi khi tiết Vu lan trở về.