Tiền Giang: Bà Bùi Thị Mai chia sẻ chuyên đề “Luật Tín ngưỡng Tôn giáo” tại khóa Kiết Đông lần 2
Như Tùng - Trung Thượng -
06/12/2024
PGTG - Nhận lời mời của Ban Tổ chức khóa huân tu Kiết Đông lần 2, chiều ngày 6/12/2024, bà Bùi Thị Mai – Trưởng ban Tôn giáo Sở Nội vụ tỉnh Tiền Giang đã đến chùa Vĩnh Tràng để thuyết trình chuyên đề về “Luật Tín ngưỡng Tôn giáo” đến với chư Tăng Ni hành giả tham dự khóa tu.
Nhằm giúp cho chư
Tăng Ni hiểu rõ hơn về kiến thức Pháp luật, đặc biệt là Luật Tín ngưỡng Tôn
giáo để hỗ trợ trong quá trình hoạt động Phật sự, Ban Tổ chức khóa Huân tu đã
dành thời gian một buổi làm việc để mời đại diện Ban Tôn giáo tỉnh Tiền Giang đến chia sẻ về
kiến thức thuộc lĩnh vực Pháp Luật. Tại buổi thuyết trình, bà Bùi Thị Mai thông tin tổng quan các Văn bản quy phạm pháp luật về công tác Tôn
giáo
từ trước đến nay mà Nhà nước đã ban hành như:
- Nghị quyết số 25
ngày 12/3/2003 – Hội nghị lần thứ nhất Ban Chấp hành trung ương Đảng khóa IX về
công tác Tôn giáo.
- Pháp lệnh Tín
ngưỡng Tôn giáo của Ủy ban Thường vụ Quốc hội số 21 Ngày 18/6/2004.
- Nghị định số 22/2005/NĐ-CP ngày 01 tháng
3 năm 2005 hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh Tín ngưỡng, Tôn giáo.
- Nghị định
số 92/2012/NĐ-CP của Chính phủ: Quy định chi tiết và biện pháp thi hành Pháp lệnh
tín ngưỡng, tôn giáo
- Luật số
02/2016/QH14 của Quốc hội: Luật Tín ngưỡng, tôn giáo.
- Nghị định
số 162/2017/NĐ-CP của Chính phủ: Quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi
hành Luật tín ngưỡng, tôn giáo.
- Nghị định
số 95/2023/NĐ-CP của Chính phủ: Quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi
hành Luật tín ngưỡng, tôn giáo.
Bà Bùi Thị Mai cho biết
hiện nay các công dân Việt Nam sinh hoạt tôn giáo đều theo quy định của Luật
Tín ngưỡng Tôn giáo số 02/2016. Và những hướng dẫn
trong Nghị định số 95/2023 của Chính phủ. Các văn bản trước đây đã hết hiệu lực.
Bà Mai cũng thông tin về
những điểm mới cơ bản của Luật Tôn giáo như:
Một là, Luật đã bổ sung 01 chương về quyền tự do
tín ngưỡng, tôn giáo, bổ sung, loại bỏ, chính xác hóa một số thuật ngữ liên
quan.
Hai là, Luật đã mở rộng chủ thể thực hiện quyền tự
do tín ngưỡng, tôn giáo.
Ba là, phân cấp rõ, cụ thể hơn công tác quản lý
nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo ở các cơ quan cấp Trung ương.
Bốn là, Luật đã xác định rõ hơn vấn đề tư cách
pháp nhân của tổ chức tôn giáo.
Năm là, Luật đã quy định tách bạch, phân định rõ
chức sắc, chức việc; việc phong phẩm hoặc suy cử làm chức sắc và bổ nhiệm, bầu
cử, suy cử làm chức việc.
Sáu là, Luật đã quy định rõ hơn, thuận lợi hơn đối
với quy định về cơ sở đào tạo tôn giáo, mở lớp bồi dưỡng về tôn giáo.
Bảy là, Luật đã bổ sung tạo điều kiện thuận lợi
hơn cho người nước ngoài cư trú hợp pháp tại Việt Nam thực hiện quyền tự do tín
ngưỡng, tôn giáo.
Tám là, Luật đã quy định rõ hơn, cụ thể hơn và giảm
thiểu các thủ tục hành chính không cần thiết trong việc đăng ký hoạt động tín
ngưỡng, hoạt động tôn giáo.
Chín là, Luật đã quy định cụ thể hơn việc thanh
tra, kiểm tra và xử lý vi phạm trong lĩnh vực tín ngưỡng, tôn giáo và phân định
trách nhiệm của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong quản lý hoạt động tín
ngưỡng, hoạt động tôn giáo.
Luật Tín
ngưỡng, tôn giáo quy định rõ hơn về thanh tra chuyên ngành tôn giáo; khiếu nại,
tố cáo, khởi kiện; xử lý vi phạm trong lĩnh vực tín ngưỡng, tôn giáo và một số
biện pháp chế tài khác như đình chỉ, giải thể.
Luật cũng
quy định cụ thể trách nhiệm, thẩm quyền của các bộ, ngành, Ủy ban nhân dân, cơ
quan quản lý nhà nước có thẩm quyền trong công tác tôn giáo và quản lý hoạt
động tín ngưỡng, hoạt động tôn giáo; trách nhiệm của Mặt trận Tổ quốc và các
đoàn thể trong việc tập hợp đồng bào có tín ngưỡng, tôn giáo và đồng bào không
có tín ngưỡng, tôn giáo trong khối đại đoàn kết toàn dân tộc, góp phần xây dựng
và bảo vệ Tổ quốc. Luật cũng có các quy định cụ thể hơn về nghĩa vụ của tổ
chức, cá nhân trong thực hiện quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo.
Bà Bùi Thị Mai cũng cho biết sự cần thiết của việc ban hành nghị định 95 thay thế nghị
định 162
Ngày 29/12/2023, Chính phủ đã ban hành
Nghị định số 95/2023/NĐ-CP. Nghị định sẽ bắt đầu có hiệu lực từ ngày 30/3/2024
và thay thế Nghị định số 162/2017/NĐ-CP. Việc ban hành Nghị định số
95/2023/NĐ-CP là thật sự cần thiết vì một số lý do sau đây:
Một là, các nghị quyết, chỉ thị của Đảng và Nhà nước thời
gian qua đều chỉ đạo về việc tiếp tục tăng cường bảo đảm quyền tự do tín
ngưỡng, tôn giáo cho mọi người, nâng cao trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức,
cá nhân được Nhà nước trao quyền trong việc bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn
giáo, mặt khác cần nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước trong lĩnh vực
tín ngưỡng, tôn giáo. Vì vậy, việc tiếp tục rà soát, nghiên
cứu để thể chế hóa đầy đủ, sửa đổi, bổ sung kịp thời các quy định chưa đầy
đủ hoặc còn tồn tại của Nghị định số 162/2017/NĐ-CP để thay thế bằng một Nghị
định khác là rất cần thiết.
Hai là,qua
kết quả sơ kết 03 năm triển khai thi hành Luật Tín ngưỡng, tôn giáo và Nghị
định số 162/2017/NĐ-CP, các bộ, ngành, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc
Trung ương và các cơ quan tham mưu quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo
đánh giá các quy định của Luật và Nghị định số 162/2017/NĐ-CP đã phát huy được
vai trò, hiệu quả trong công tác quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo và
tạo điều kiện để tổ chức, cá nhân tôn giáo, cộng đồng có tín ngưỡng thực hiện
tốt hơn quyền và nghĩa vụ, trách nhiệm của mình.
Tuy nhiên, bên cạnh các kết
quả đạt được, Nghị định số 162/2017/NĐ-CP cũng bộc lộ một số hạn chế, vướng mắc
cần được tháo gỡ, cụ thể:
Thứ nhất, một số quy định của Nghị định số
162/2017/NĐ-CP như giải thích về công trình tín ngưỡng, công trình tôn giáo,
công trình phụ trợ; quy định về việc cải tạo, nâng cấp, xây dựng mới công trình
tín ngưỡng, công trình tôn giáo, công trình phụ trợ chưa tạo thuận lợi cho các
tổ chức, cá nhân tôn giáo, cho người dân cũng như gây ra lúng túng cho các cơ
quan nhà nước có thẩm quyền khi thực hiện... Bên cạnh đó, một số quy định của
Nghị định số 162/2017/NĐ-CP thực hiện gặp khó khăn như quy định tại khoản 3
Điều 4 về việc bảo đảm và quản lý kinh sách, thời gian, địa điểm sử dụng kinh
sách và bày tỏ niềm tin tín ngưỡng, tôn giáo cho người bị quản lý, giam giữ tại
cơ sở quản lý, giam giữ; việc tiếp nhận hồ sơ vẫn theo cách truyền thống (hiện
nay, bên cạnh việc tiếp nhận này, đã có nhiều hình thức tiếp nhận khác được các
cơ quan nhà nước có thẩm quyền áp dụng rất hiệu quả);....
Thứ hai, một số quy định tại Luật Tín ngưỡng, tôn
giáo chưa có biện pháp thi hành cụ thể dẫn tới quá trình thực hiện còn thiếu
thống nhất, chưa có hiệu quả trên thực tiễn, gây lúng túng cho các cơ quan, tổ
chức, cá nhân khi áp dụng, như thay đổi người đại diện, thay đổi địa điểm
sinh hoạt tôn giáo tập trung của người nước ngoài cư trú hợp pháp tại Việt Nam;
đình chỉ toàn bộ hoạt động tôn giáo của tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực
thuộc; đình chỉ hoạt động đào tạo của cơ sở đào tạo tôn giáo (đây là một trong những
trường hợp dẫn đến giải thể các tổ chức được quy định tại Điều 31 và Điều 42
của Luật Tín ngưỡng, tôn giáo); phục hồi hoạt động tôn giáo cho tổ chức tôn
giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc; phục hồi hoạt động đào tạo của cơ sở đào tạo
tôn giáo;...
Thứ ba, trong đại dịch COVID-19 vừa qua, một số
hình thức hoạt động tôn giáo mới xuất hiện, như tổ chức các hoạt động tôn giáo
bằng hình thức trực tuyến đã phát sinh nhưng pháp luật về tín ngưỡng, tôn
giáo cũng chưa có quy định điều chỉnh và biện pháp để quản lý cho phù hợp.
Với những lý do nêu trên, việc sửa đổi, bổ
sung các quy định của Nghị định số 162/2017/NĐ-CP và trình Chính phủ ban hành
Nghị định 95/2023/NĐ-CP thay thế cho Nghị định này là thật sự cần thiết.
Các điểm mới trong Nghị định số 95/2023/NĐ-CP so với Nghị
định số 162/2017/NĐ-CP là: Nghị định số 95/2023/NĐ-CP bên cạnh việc kế thừa các quy định
còn phù hợp của Nghị định số 162/2017/NĐ-CP đã bổ sung nhiều quy định mới, tiến
bộ, giúp cho quá trình thực hiện hoạt động tín ngưỡng, hoạt động tôn giáo thuận
lợi hơn. Một trong các điểm mới có thể kể đến như Nghị định số 95/2023/NĐ-CP đã
dành một điều giải thích các từ ngữ về công trình tín ngưỡng, công trình tôn
giáo, công trình phụ trợ, giấy tờ chứng minh có địa điểm hợp pháp. Ngoài ra,
Nghị định số 95/2023/NĐ-CP còn bổ sung các quy định về thay đổi người đại diện,
thay đổi địa điểm sinh hoạt tôn giáo tập trung của người nước ngoài cư trú hợp
pháp tại Việt Nam; đình chỉ toàn bộ hoạt động tôn giáo của tổ chức tôn giáo, tổ
chức tôn giáo trực thuộc; đình chỉ hoạt động đào tạo của cơ sở đào tạo tôn
giáo; phục hồi hoạt động của tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc;
phục hồi hoạt động của cơ sở đào tạo tôn giáo; việc xác định công trình phụ trợ
được miễn giấy phép xây dựng; hoạt động quyên góp; tiếp nhận tài trợ của tổ
chức, cá nhân nước ngoài; hình thức tổ chức hoạt động tôn giáo, hoạt động quyên
góp, tiếp nhận tài trợ; tiếp nhận hồ sơ; phân cấp, ủy quyền… Các điểm mới này
góp phần hoàn thiện pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo cũng như nâng cao hiệu
lực, hiệu quả quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo thời gian tới.
Cuối buổi thuyết trình,
bà Bùi Thị Mai cảm ơn BTS
GHPGVN tỉnh Tiền Giang, BTC khóa Huân tu đã dành thời gian để cho Bà đến chia
sẻ về kiến thức Pháp luật, đây cũng là việc hết sức cần thiết để giúp Bà hoàn
thành công tác chuyên môn mà bà đang đảm trách.
PGTG - Nhận lời mời của Ban Tổ chức khóa huân tu Kiết Đông lần 2, chiều ngày 5/12/2024, Thượng tá Nguyễn Văn Ngẫu – Phó trưởng Phòng An ninh mạng và phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao, Công an tỉnh Tiền Giang đã đến chùa Vĩnh Tràng để thuyết trình đề tài “An ninh mạng” đến với chư Tăng Ni hành giả tham dự khóa tu.
Duy thức dạy ta tu tập sau khi hiểu rõ thật tướng các pháp, hiểu rõ tâm mà áp dụng Tứ chánh cần quán chiếu thiền định cũng như Tánh Không. Kết hợp Nguyên thủy Trung quán Duy thức thiền định duyên khởi vô ngã vô pháp.
Đạo Phật với hai luận: trung quán và duy thức. Trung quán có trước duy thức gần 100 năm. Hai luận cứ này chống đối nhau từ khởi đầu, về sau hội nhập với nhau tạo ra câu: chân không diệu hữu tức là chân không là tánh không là tự tánh không còn diệu hữu là Duy thức học là Tha tánh không.
Từ ngàn xưa, hiếu đạo đã trở thành chuẩn mực đạo đức tốt đẹp của người Việt được thể hiện qua phép tắc, hành vi ứng xử của con cái đối với ông bà, cha mẹ, tổ tiên. Truyền thống đó được tôn vinh mỗi khi tiết Vu lan trở về.