H.Châu Thành: Lịch Sử Chùa Thiên Long
Chùa Thiên Long tọa lạc tại ấp Tân Thuận, xã Tân Hội Đông, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang; hiện nay do Đại đức Thích Quảng Lực đương nhiệm trụ trì.
Thông báo
Chùa Khánh Sơn là ngôi chùa làng, được người dân thành lập vào năm 1835. Khi mới thành lập ngôi chùa nằm trên một gò đất giồng thuộc làng Mỹ Trang xưa, có vị trí chật hẹp (cách địa điểm ngày nay khoản 800m). Về sau bổn đạo làng Mỹ Trang đã chung sức cùng với ngài Yết ma Chơn Cần dời Chùa về vị trí hiện nay và tiến hành xây dựng lại, đến năm 1928 thì hoàn thành.
Lúc này chùa được xây dựng theo kiến trúc hình chữ Tam (三) với diện tích 420,65m2, bao gồm Tiền đường Chánh điện và Hậu Tổ. Công trình được làm bằng cột gỗ căm xe, mái lợp ngói âm dương, bó nền bằng đá ong, nền lát gạch tàu, vách ván.
Sau khi ngài Yết ma Chơn Cần viên tịch vào ngày 11 tháng 10 năm Canh Dần (1950), chùa Khánh Sơn được Hòa thượng Thích Chơn Minh kế vị trụ trì chăm lo Tam Bảo. Thời gian trụ trì, Hòa thượng đã trùng tu chùa Khánh Sơn một lần vào năm 1965, sửa lại mái ngói bị dột, đổi vách ván thành vách tường và xây mặt tiền cho ngôi Chánh điện.
Đến năm 1970, Hòa thượng Thích Chơn Minh viên tịch; bấy giờ Thầy Thích Tịnh Nghĩa tiếp nối trông coi chùa Khánh Sơn.
Năm 1999, do chùa tiếp tục bị hư dột nên Thầy Thích Tịnh Nghĩa đã cho trùng tu lại. Thay mái ngói âm dương sang ngói móc (vãi cá), lát lại nền chùa bằng gạch men thay cho nền gạch tàu trước đây, sửa lại mặt dựng tiền đường; đồng thời Thầy cũng cho sơn phết và nhủ vàng lại toàn bộ các bao lam, liễng đối trong chùa.
Năm 2002 thầy Thích Tịnh Nghĩa viên tịch. Qua đề nghị của Ban Đại diện Phật giáo huyện Cai Lậy nên Ban Trị sự Phật giáo tỉnh Tiền Giang đã có quyết định bổ nhiệm Đại đức Thích Chơn Thành về trụ trì chùa Khánh Sơn.
Khi trụ trì chùa Khánh Sơn, do tuổi đã cao nên Đại đức Thích Chơn Thành chỉ tu sửa lại một ít công trình phụ để tiện nghi sinh hoạt tu tập mà không có xây dựng hay trùng tu lớn.
Do bệnh duyên, Đại đức Thích Chơn Thành cũng đã viên tịch vào năm 2022. Từ đó đến nay chùa Khánh Sơn được Sư cô Thích Nữ Diệu Hạnh, thế danh Lê Thị Kim Chi, sinh năm 1968 đảm nhiệm trông coi hương khói cho Chùa.
Chùa Khánh Sơn ngày nay được xếp vào loại hình Di tích Lịch sử Văn hóa Cách mạng cấp tỉnh. Nguyên vì vào những năm 20 của thế kỷ XX, các nhà Nho yêu nước như cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Huy (thân sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh) và cụ Pham Đình Viện (là nhà sư Từ Văn) cùng một số Phật tử đã thành lập “Hội Danh dự Yêu nước) tại chùa. Hội hoạt động từ năm 1923 đến 1926 thì chính quyền phát hiện và bị giải tán.
Năm 1928 ông Phan Văn Kiêu, một thanh niên yêu nước tham gia Thanh niên Cách mạng Đồng chí Hội hoạt động ở Cai Lậy và đồng chí Nguyễn Văn Thiện (tức ngài Phạm Hùng) có nhiều lần lui tới hội họp tại Chánh điện chùa Khánh Sơn để chỉ đạo phong trào và bàn việc thành lập Chi bộ khu vực Cai Lậy.
Chùa Khánh Sơn hiện nay vẫn giữ được nguyên vẹn như thuở ban đầu theo kiến trúc hình chữ Tam (三). Trước tiền đường là mặt dựng làm bằng xi măng, trên mặt dựng có bảng hiệu “Khánh Sơn Tự” bằng chữ Việt, trang trí phía trên bảng hiệu là lưỡng long chầu hoa sen và bánh xe Pháp luân.
Tiền đường là ngôi nhà phía trước Chánh điện, mái lợp ngói vãi cá. Bên trong bố trí ba bàn thờ quay mặt vào Chánh điện: Ban giữa thờ Ngọc Hoàng, hai bên trái phải là ban thờ Tiêu diện Đại Sĩ và Hộ pháp Vi Đà.
Ngôi Chánh điện được xây dựng theo kiến trúc Tứ trụ, bốn cột bằng gỗ căm xe có đường kính 30 cm, kê trên tán đã cổ bồng. Gian giữa Chánh điện thờ bộ tượng Tam Thế Phật, phía trước là Tôn tượng Thích Ca Sơ sinh. Ngôi Chánh điện cũng con lưu giữ được nhiều bao lam, liễng đối, các bức hoành bằng chữ Hán “Khánh Sơn Tự”, “Pháp Luân Thường Chuyển”, “Phật Nhật Tăng Huy”.
Phía sau Chánh điện là Hậu đường, thờ Long vị và Di ảnh chư Tổ sư, quý Hòa thượng trụ trì tiền nhiệm. Ngôi Hậu đường cũng được làm theo kiến trúc Tứ trụ, trang trí các bao lam, liễng đối và các bức hoành chữ Hán: “Đạo Đức Hà Sơn”, “Quang Tổ Ấn”, “Hồng Đồ Vĩnh Cổ”.
Những đề tài về tứ linh, tứ quý, các họa tiết hoa trái, chim thú còn lại trên những bao lam tại chùa Khánh Sơn ngày nay tuy không còn nhiều nhưng cũng đủ thể hiện bản sắc văn hóa dân tộc, là nơi gửi gắm tâm linh của người dân trong mọi thời đại.
Một số ảnh tư liệu:
Ban Biên Tập Lịch Sử Tự Viện Tỉnh Tiền Giang
Chùa Thiên Long tọa lạc tại ấp Tân Thuận, xã Tân Hội Đông, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang; hiện nay do Đại đức Thích Quảng Lực đương nhiệm trụ trì.
Chùa Đông Phương tọa lạc tại 317, Quốc lộ 1A, khu phố 4, phường 5, thị xã Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang; hiện nay do Hòa thượng Thích Bửu Chánh đảm nhiệm trụ trì.
Chùa Long Thanh tọa lạc tại ấp 7, xã Tân Bình, thị xã Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang; hiện nay do Sư cô Thích Nữ Nguyên Trọng đương nhiệm trụ trì.
Tịnh thất Hạnh Nhơn tọa lạc tại ấp 3, xã Tân Bình, thị xã Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang; hiện nay do Sư cô Thích Nữ Nhuận Lộc trụ trì.
Chùa Huỳnh Long (Cây Trí) tọa lạc tại ấp 5, xã Tân Bình, thị xá Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang; hiện nay do Sư cô Thích Nữ Như Huê đương nhiệm trụ trì.