H.Châu Thành: Lịch Sử Tịnh Xá Ngọc Hiệp
Tịnh xá Ngọc Hiệp tọa lạc tại khu phố Tân Phong, thị trấn Tân Hiệp, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang; hiện nay do Ni trưởng Thích Nữ Tuyết Liên đương nhiệm trụ trì.
Thông báo
Chùa Kim Thạch được người dân thành lập vào năm 1954. Nguyên vì trước kia nơi đây là một gò đất cao, theo thời gian nước mưa xói mòn nên còn trơ lại một ít gạch, đá; người dân quanh vùng thường đến lấy về sử dụng. Khi đào xuống độ sâu khoảng 2m thì người dân phát hiện một cái hầm xây bằng gạch rộng hơn 2m, dài khoảng 3m, phía trước có vòm gạch xây hình bán nguyệt nhìn giống cổng tam quan, nơi đây còn có khúc cây tròn dài hơn 01m. Khi đào bới trong hầm người dân bắt gặp một tượng đá (không còn đầu, hai tay và chân cũng bị gãy).
Thành hầm xây bằng gạch thẻ to, chiều rộng viên gạch khoảng 20cm, dài khoảng 30cm, độ dày khoảng 7cm. Phát hiện giữa những lớp gạch có 03 tấm vàng lá ép mỏng hình vuông khoảng 10cm, bên trên ở giữa tấm vàng có in hình con voi. Xung quanh hầm có rất nhiều đá (giống đá núi), đá sỏi, đá phổi trắng (giống đá thuộc vùng biển Nha Trang).
Vì thấy có nhiều cổ vật như vậy nên bà con quanh vùng đã cùng nhau cất lên một ngôi Chùa để thờ cúng, chiêm bái, cầu nguyện và lấy hiệu là “Kim Thạch Bửu Tự”. Tuy vậy những cổ vật trước đây đều đã bị thất lạc hết.
Những người nhiệt thành đứng ra xây dựng chùa lúc này có gia đình ông Nguyễn Văn Lựu (Huỳnh Văn Lựu) pháp danh Thiện Tánh; ông Trần Văn Cầm pháp danh Bửu Thọ, bà Huỳnh Thị Lịch; gia đình ông Lê Văn Thời pháp danh Thiện Thọ; ông Nguyễn Văn Mười (Mười Quíu); ông Hai Nghiệp và gia đình bà Nguyễn Thị Ba pháp danh Nghiêm Ngọc (là chủ đất chùa); … tất cả cùng chung tay mua vật liệu xây chùa với diện tích hơn 10m2, cột gỗ, mái lợp tol, vách tường xung quanh cao hơn một mét.
Do có những cổ vật xưa nên đoàn khảo cổ của tỉnh Tiền Giang đã đến tìm hiểu và có kết luận nơi đây là một trong những di chỉ thuộc văn hóa Óc eo thời Phù Nam.
Từ khi ngôi chùa được thành lập, suốt thời gian dài không có Sư trụ trì, quý Phật tử đã thành lập Ban Hộ tự để thay phiên chăm lo hương khói, Trưởng ban Hộ tự lúc ban đầu là ông Huỳnh Văn Lựu điều hành. Việc cúng bái lễ sám do Thầy Năm Thiệp (người xã Phú Kiết, huyện Chợ Gạo, tu theo phái Tứ Ân Hiếu Nghĩa) đảm trách. Sau đó một thời gian Thầy Năm Thiệp về Núi Tượng (Chấu Đốc) để đảm nhận trách vụ trong Bổn đạo nên việc tụng kinh, lễ sám tại chùa Kim Thạch được ông Thầy Tư Quốc phụ trách.
Đến năm 1972, vì thấy ngôi chùa có phần xuống cấp và chật hẹp, ông Huỳnh Văn Lựu đã đứng ra vận động trùng tu lại ngôi chùa. Lúc này chùa được làm theo kiến trúc Tứ trụ. Mái lợp ngói tây, cột gỗ vuông, vách tường, nền lát gạch bông.
Khi đất nước hòa bình, Giáo hội Phật giáo Việt Nam được thành lập, quý Phật tử trong Ban Hộ tự cũng tự nguyện gia nhập sinh hoạt trong lòng Giáo hội.
Năm 2004, ông Huỳnh Văn Lựu mãn phần. Bấy giờ chùa Kim Thạch vẫn được Ban Hộ tự quản lý, ông Trần Văn Văn Ánh pháp danh Bửu Quang trực tiếp chăm lo hương khói; công việc tụng niệm do ông Phạm Văn Hảo (là cháu của ông Huỳnh Văn Lựu) đảm trách.
Cuối năm 2009, qua thỉnh cầu của Phật tử tại đạo tràng chùa Kim Thạch, Ban Đại diện (nay là Ban Trị sự) Phật giáo huyện Châu Thành đã giới thiệu Ni sư Thích Nữ Trung Ân về đảm nhiệm chăm lo Tam bảo. Sau đó Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Tiền Giang đã có Quyết định số 014 ký ngày 19 tháng 11 năm 2010 bổ nhiệm Ni sư làm trụ trì chùa Kim Thạch cho đến ngày nay (2024).
Ni sư Thích Nữ Trung Ân thế danh Lê Thị Mỹ Hằng, sinh năm 1973. Phát tâm xuất gia tu học với Ni trưởng Thích Nữ Minh Ấn tại chùa Bảo Quang (Suối Cát, Xuân Lộc, Đồng Nai) năm 1991. Sau đó được Ni trưởng Bổn sư cho theo học Trung cấp Phật học khóa 2 tại tỉnh Tiền Giang, học Cử nhân Phật học khóa IV tại Học viện Phật giáo Việt Nam Hà Nội trước khi về đảm nhiệm trụ trì chùa Kim Thạch.
Từ khi tiếp nhận trụ trì chùa Kim Thạch, Ni sư từng bước ổn định đạo tràng, mở khóa tu học cho Phật tử. Hướng dẫn các em nhỏ quanh chùa học giáo lý và sinh hoạt Phật pháp. Hằng năm Ni sư cũng đều tổ chức pháp hội Vu lan, vui Tết trung thu, lạy Ngũ Bách Danh nhân dịp Vía Bồ tát Quá Thế Âm, thắp Hoa đăng nhân vía Phật A Di Đà và một số pháp hội khác; qua đó hướng dẫn Phật tử hiểu đúng hơn về giáo pháp Đức Phật.
Ni sư cũng thường xuyên tổ chức tặng quà hỗ trợ các hoàn cảnh khó khăn tại địa phương. Tổ chức bếp ăn từ thiện, hoạt động mỗi tháng hai ngày để gieo duyên ăn chay đến nhiều người.
Nhận thấy khuôn viên chùa chật hẹp (chỉ có 500m2), nên năm 2019 Ni sư đã vận động gia đình Phật tử Trường Lộc phát tâm mua thêm gần 1.500m2 đất để xây dựng một số công trình phụ phục vụ cho sinh hoạt tu học tại đạo tràng.
Do vì chùa Kim Thạch được xếp vào danh sách di tích Óc eo nên việc xin phép trùng tu xây dựng gặp nhiều khó khăn, phải chờ xét duyệt trong thời gian dài. Hy vọng thời gian tới hội đủ duyên lành để chùa Kim Thạch được sớm trùng tu khang trang hơn, góp phần tô đẹp thêm cho nông thôn mới, đô thị văn minh.
Một số ảnh tư liệu:
Ban Biên Tập Lịch Sử Tự Viện Tỉnh Tiền Giang
Tịnh xá Ngọc Hiệp tọa lạc tại khu phố Tân Phong, thị trấn Tân Hiệp, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang; hiện nay do Ni trưởng Thích Nữ Tuyết Liên đương nhiệm trụ trì.
Chùa Linh Bửu tọa lạc tại ấp Tân Lược 2, xã Tân Lý Đông, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang; hiện nay do Sư cô Thích Nữ Trung Hải đương nhiệm trụ trì.
Chùa Long Phước tọa lạc tại địa chỉ ấp Tân Phú 1, xã Tân Lý Đông, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang; hiện nay do Sư cô Thích Nữ Diệu Thọ trông coi.
Chùa Thiên Phước tọa lạc tại ấp Tân Xuân, xã Tân Hội Đông, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang.
Chùa Thiên Long tọa lạc tại ấp Tân Thuận, xã Tân Hội Đông, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang; hiện nay do Đại đức Thích Quảng Lực đương nhiệm trụ trì.