H.Chợ Gạo: Lịch Sử Chùa Kim Linh (Chùa Bàn Bà)

Phật giáo Tiền Giang - 24/09/2023

LỊCH SỬ CHÙA KIM LINH
(CHÙA BÀN BÀ)

Chùa Kim Linh tọa lạc tại Khu phố I, thị trấn Chợ Gạo, tỉnh Tiền Giang; hiện nay do Đại đức Thích Thiện Tâm thế danh Nguyễn Văn Thiện làm trụ trì.
Vào khoảng Thập niên 40 của thế kỷ XIX (1840 - 1850), tại làng Tân Thuận Bình (nay là thị trấn Chợ Gạo) có một ngôi miếu nhỏ được dân làng lập nên thờ cô gái không rõ quê quán, danh tánh đã chết tại đây. Trong suốt khoảng thời gian lập miếu tôn thờ, người dân địa phương rất tôn kính, thường xuyên đến miếu cúng bái, thắp hương. Theo khẩu truyền, do vì ngôi miếu ấy rất linh thiêng, mỗi khi người dân đến khấn nguyện, sở nguyện đều dễ dàng thành tựu.
Đến khoảng 1930, với lòng tôn kính, dân làng đã cùng nhau đóng góp công, của tôn tạo lại ngôi miếu bằng vật liệu mái tranh vách đất trên phần đất của cụ bà Đào Thị Sáu (mộ bà Sáu hiện vẫn còn trong khuôn viên chùa) quê ở Thủ Thừa, tỉnh Long An. Nhưng do vì vật liệu quá thô sơ, trong thời gian ngắn ngôi miếu lại bị hư hoại nặng nề.
Đến 1945 một lần nữa người dân trong làng tiếp tục vận động cùng xây dựng lại ngôi miếu bằng vật liệu tốt hơn, mái tôn tường gạch, thỉnh tượng Phật về thờ. Từ giai đoạn này, ngôi miếu trở thành điểm tâm linh để người dân trong làng cùng nhau tập trung cúng bái, lễ Phật trong những kỳ lễ vía. Từ đó, ngôi miếu ngày xưa được người dân gọi với cái tên rất thân thương là Chùa Bàn Bà.

Từ khi ngôi Chùa được thành lập, chưa có Trụ trì chính thức, nhân dân địa phương thay nhau chăm sóc gìn giữ, truyền qua từ đời này sang đời khác. Đến 1956 dân làng địa phương nhất trí thỉnh thầy Thích Thiện Đức, quê ở Bình Phục Nhất về Chùa Bàn Bà làm Trụ trì. Khi có Trụ trì chính thức đứng ra trông nôm thì bà Đào Thị Sáu chủ sử dụng khu đất làm giấy hiến cúng toàn bộ diện tích 8000m2 để xây dựng ngôi Chùa. Từ đây, ngôi Chùa Bàn Bà được chính thức lấy tên gọi là Chùa Kim Linh. Cũng từ đó, dân địa phương đã rất tự hào vì từ đây:
“Quê tôi có gió bốn mùa,
Có trăng giữa tháng có chùa quanh năm.”

Ngôi Chùa được hình thành, đi vào sinh hoạt nề nếp ổn định, có thanh quy, nội quy, thời khóa lễ tụng rất đều đặn. Người dân địa phương ngày càng đông hơn trở về tu tập với sự hướng dẫn của thầy Thích Thiện Đức.

Đến đây, mặc dù ngôi chùa Kim Linh chính thức hình thành hoàn chỉnh. Tuy nhiên, điều kiện đời sống của Phật tử địa phương còn rất khó khăn, kèm theo sự thăng trầm lịch sử dân tộc, nên việc phát triển cơ sở vật chất rất hạn chế. Toàn bộ cảnh quang ngôi Chùa chỉ có một Chánh điện diện tích khoảng 40m2, nhà thờ Tổ và Hậu đường khoảng 100m2, với nét kiến trúc thượng lầu hạ hiên, tháp thờ tượng Bồ tát Quan Âm lộ thiên khoảng 4m2. Tuy đơn sơ như vậy nhưng đã đổi lại biết bao công lao khó nhọc của thầy Thích Thiện Đức và tín đồ  Phật tử.
Đến 2009 ngôi chùa Kim Linh bắt đầu xuống cấp trầm trọng. Năm 2010 thầy Thích Thiện Đức do tuổi cao (91 tuổi) nên đã viên tịch, Ban Trị sự Phật giáo tỉnh Tiền Giang đã bổ nhiệm Đại đức Thích Thiện Tâm, thế danh Nguyễn Văn Thiện, sinh năm 1984, về kế thế Trụ trì chùa Kim Linh đời thứ II. Từ khi Đại đức Thích Thiện Tâm về tiếp nối trụ trì, năm 2011, chùa Kim Linh được Phật tử địa phương cùng nhau góp công lẫn của trùng tu, tôn tạo lại khá khang trang, sạch đẹp.
Tuy được trùng tu đơn sơ (cấp 4) nhưng mỗi tháng hàng trăm lược Phật tử về tham gia tu học khóa niệm Phật định kỳ, hàng đêm cũng có vài chục Phật tử về tụng kinh bái sám. Đại đức Trụ trì còn hướng dẫn Phật tử tích cực tham gia các phong trào an sinh xã hội tại địa phương.

Do nhu cầu tu học của Phật tử ngày càng đông, hơn nửa ngôi Chùa nằm liền kề với Trường Phổ thông Trung học Chợ Gạo, không thuận tiện sinh hoạt tu học của đạo tràng. Năm 2017, Đại đức Thích Thiện Tâm đã cho khởi công Đại trùng tu lại chùa Kim Linh, công trình được xây dựng 01 năm thì hoàn thành rất uy nghiêm. Lần trùng tu này Chùa được dời lại phần đất ruộng (cách nền chùa cũ một con đường nhỏ, nay có tên gọi là đường Lê Thị Ngọc Tiến).

Ngôi chùa mới được làm bằng chất liệu bê tông, cốt thép với kiến trúc một tầng hầm, một tầng trệt và một tầng lầu. Tầng hầm là khu sinh hoạt nội bô, tầng trệt làm Tổ đường, Trai đường, tầng lầu 1 làm Chánh điện thờ Tôn tượng đức Phật Thích Ca Mâu Ni và chư vị Bồ Tát.
Đại đức Trụ trì cũng xây dựng lại khu Tăng xá, cổng Tam quan, tháp bảo đồng và các công trình phụ trợ khác để tiện sinh hoạt cho chư Tăng và Phật tử trở về tu học Phật pháp.

Năm 2019, được sự phát tâm của quý Phật tử, Đại đức Thích Thiện Tâm đã mua thêm phần đất đối diện với chùa Kim Linh để làm nơi sinh hoạt cho Thanh Thiếu niên Phật tử trong các Khóa tu Mùa hè; và làm cơ sở “Bếp cơm Từ thiện”, hàng ngày trao những suất ăn yêu thương đến với các hoàn cảnh khó khăn trong xã hội, trong tinh thần “Phật pháp bất ly thế gian giác”.

Một số ảnh tư liệu:

Ban Biên Tập Lịch Sử Tự Viện Tỉnh Tiền Giang

XEM VIDEO PHÓNG SỰ NGÔI CHÙA TẠI ĐÂY

 H.Châu Thành: Lịch Sử Chùa Kim Thạch

H.Châu Thành: Lịch Sử Chùa Kim Thạch

 -  Thứ 2- 30/12/2024 05:25

Chùa Kim Thạch tọa lạc tại khu phố Tân Phong, thị trấn Tân Hiệp, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang; hiện nay do Ni sư Thích Nữ Trung Ân đảm nhiệm trụ trì.

H.Châu Thành: Lịch Sử Tịnh Xá Ngọc Hiệp

H.Châu Thành: Lịch Sử Tịnh Xá Ngọc Hiệp

 -  Thứ 6- 27/12/2024 09:51

Tịnh xá Ngọc Hiệp tọa lạc tại khu phố Tân Phong, thị trấn Tân Hiệp, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang; hiện nay do Ni trưởng Thích Nữ Tuyết Liên đương nhiệm trụ trì.

H.Châu Thành: Lịch Sử Chùa Linh Bửu

H.Châu Thành: Lịch Sử Chùa Linh Bửu

 -  Thứ 3- 24/12/2024 14:53

Chùa Linh Bửu tọa lạc tại ấp Tân Lược 2, xã Tân Lý Đông, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang; hiện nay do Sư cô Thích Nữ Trung Hải đương nhiệm trụ trì.

H.Châu Thành: Lịch Sử Chùa Long Phước

H.Châu Thành: Lịch Sử Chùa Long Phước

 -  Thứ 2- 23/12/2024 08:38

Chùa Long Phước tọa lạc tại địa chỉ ấp Tân Phú 1, xã Tân Lý Đông, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang; hiện nay do Sư cô Thích Nữ Diệu Thọ trông coi.

H.Châu Thành: Lịch Sử Chùa Thiên Phước

H.Châu Thành: Lịch Sử Chùa Thiên Phước

 -  Chủ Nhật- 22/12/2024 07:06

Chùa Thiên Phước tọa lạc tại ấp Tân Xuân, xã Tân Hội Đông, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang.